CAI THUỐC LÁ THANH NGHỊ - CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ THANH NGHỊ
Hút Thuốc Lá Thụ Động Những Cảnh Báo Nguy Hiểm
Thứ ba - 04/09/2018 22:50
Tại Việt Nam khói thuốc chính là nguyên nhân giết chết hơn 40.000 người. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì các căn bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 70.000 người mỗi năm vào năm 2030. So với tỷ lệ người chết do HIV/AIDS ở nước ta tích lũy từ năm đầu tiên phát hiện từ năm 1992 đến nay mới chỉ ghi nhận được 38.000 ca tử vong/24 năm thì đó quả là một con số bội quá khủng khiếp. Hay so với tai nạn giao thông mỗi năm ghi nhận từ 13.000 -14.000 ca tử vong/1 năm thì đây vẫn còn khiêm tốn hơn rất nhiều so với số ca tử vong do khói thuốc lá gây ra một cách thầm lặng.
Thực trạng hút thuốc lá gây hậu quả hút thuốc lá thụ động
PGS. TS. BS Nguyễn Hoàng Định – Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch, BV ĐH Y Dược TP.HCM chia sẻ “50% nam giới trong độ tuổi trưởng thành có hút thuốc lá. 67% tức là 1/3 số người không hút thuốc lá bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. 70% những đứa trẻ sống trong môi trường khói thuốc lá, đây là thực trạng rất đáng báo động trong giai đoạn hiện nay”.
PGS. TS. BS Nguyễn Hoàng Định – Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch, BV ĐH Y Dược TP.HCM
Bác sĩ Huỳnh Kim Phương – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Lão khoa BVĐK Vĩnh Long chia sẻ “Chỗ nào thuốc lá đi qua thường xảy ra tình trạng làm tổn thương gây dị sản, loạn sản gây ung thư”.
Bác sĩ Huỳnh Kim Phương – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Lão khoa BVĐK Vĩnh Long
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP. HCM chia sẻ “Trên 90% nam giới bị đột quỵ nguyên nhân đều do thuốc lá”.
PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc – Trưởng Khoa hô hấp BV Chợ Rẫy TP. HCM chia sẻ “Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt vì thuốc lá không những gây tác hại cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà nó có thể gây các bệnh lý về tim mạch ví dụ như bệnh xơ vữa động mạch hay bệnh lý mạch vành mà chúng ta thường gặp. Không những thế thuốc lá còn gây ra tình trạng xấu hơn cho bệnh tiểu đường, tai biến mạch máu não, và đáng sợ nhất gây ra bởi thuốc lá chính là ung thư phổi”.
Quá nhiều lời cảnh báo từ những chuyên gia trong lĩnh vực Y tế nhưng những hình ảnh hút thuốc lá trong nhà và nơi công cộng đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó quen thuộc tới nỗi người ta đành phải chấp nhận nó như một phần của cuộc sống. Tác hại của khói thuốc lá thì đã rõ nhưng nhiều người vẫn tỏ ra rất thờ ơ, chấp nhận làm bạn với kẻ giết người thầm lặng này.
Khói thuốc lá kẻ giết người thầm lặng
Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người tử vong vì các căn bệnh liên quan tới thuốc lá trong đó có khoảng 600.000 người chết vì các bệnh do hút thuốc lá thụ động gây ra. Con số này sẽ tăng lên trên 8 triệu người vào năm 2020. Và nếu các biện pháp phòng chống về tác hại của thuốc lá không được tích cực thực hiện thì trong thế kỷ này thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người.
Tại Việt Nam khói thuốc chính là nguyên nhân giết chết hơn 40.000 người. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì các căn bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 70.000 người mỗi năm vào năm 2030. So với tỷ lệ người chết do HIV/AIDS ở nước ta tích lũy từ năm đầu tiên phát hiện từ năm 1992 đến nay mới chỉ ghi nhận được 38.000 ca tử vong/24 năm thì đó quả là một con số bội quá khủng khiếp. Hay so với tai nạn giao thông mỗi năm ghi nhận từ 13.000 -14.000 ca tử vong/1 năm thì đây vẫn còn khiêm tốn hơn rất nhiều so với số ca tử vong do khói thuốc lá gây ra một cách thầm lặng.
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP. HCM chia sẻ “Trong đa phần số bệnh nhân mà tôi khám bị đột quỵ hay bị ung thư phổi thì phần lớn có mối quan hệ với việc hút thuốc lá. Bệnh đột quỵ đặc biệt là hệ thống mạch máu nói chung có mối liên hệ trực tiếp với hành vi hút thuốc lá nhiều năm”.
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP. HCM
Bệnh nhân Lê Văn Đức ở Vĩnh Long 91 tuổi ông mang trong mình rất nhiều căn bệnh khác nhau như: viêm phổi, suy tim, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim cục bộ và xơ gan. Các bác sĩ cho biết một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh nhân này mắc phải nhiều loại bệnh như thế là do ông có tiền sử hút thuốc lá lâu năm. Con gái của bệnh nhân Lê Văn Đức cho biết khi còn trẻ ông không phải là người nghiện thuốc lá chỉ đến khi hơn 40 tuổi mỗi lần xui gia, bạn bè đến chơi mời hút thuốc xã giao từ đó ông dần nghiện thuốc lá cho tới khi phát bệnh như bây giờ. Với những căn bệnh như trên giờ đây vào viện với ông thường xuyên như chuyện ngày xưa ông đã đốt thuốc lá nhiều lần trong ngày.
Bệnh nhân: Lê Văn Đức - Vĩnh Long
Bé Võ Tấn Phát ở tỉnh Vĩnh Long do trong nhà có ông nội và cha hút thuốc lá nên bé phải tiếp xúc với khói thuốc lá từ khi còn rất nhỏ và rất thường xuyên. Lúc nhỏ thấy con thỉnh thoảng bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp chị Chung mẹ bé cũng tưởng rằng đó là những căn bệnh bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Đến bây giờ khi bệnh viêm phổi của bé phát lại xuất hiện nặng hơn những lần trước chị Chung đưa con đến bệnh viện điều trị được các bác sĩ phân tích bệnh tình của con, chị mới biết được con mình đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng hút thuốc lá thụ động.
Khi cầm điếu thuốc lá trên tay chắc hẳn nhiều người vẫn biết được rằng việc làm của mình không chỉ trực tiếp đưa các chất độc hại vào cơ thể của chính mình mà còn gián tiếp gây tổn hại tới sức khỏe của người khác, trong đó có cả những người thân trong gia đình. Tuy nhiên thực tế cũng chỉ là biết chung chung thế thôi chứ rất ít người hiểu được khói thuốc lá chính là yếu tố nguy cơ cao gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút trực tiếp và những người hút thuốc lá thụ động.
Một bệnh nhân chia sẻ “Mình nghe trên đài báo, thông tin, truyền thông nói nhiều hút thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe, tim mạch... Nhưng nhiều khi cuộc sống xung quanh quá nhiều người hút khiến cho việc hút thuốc vô hình chung được đơn giản hóa với ai đã tiếp xúc và sử dụng thuốc lá”.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về Y tế thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi từ 10 - 20 lần, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành từ 10 -15 lần, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch từ 1,5 - 2 lần, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não từ 2 - 4 lần. Ngoài ra thuốc lá còn là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ em và gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, rối loạn nhịp tim, vỡ động mạch chủ trong đó nhiều trường hợp dẫn đến đột tử.
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP. HCM chia sẻ “Chính những điếu thuốc hàng ngày tích tụ dần trong hệ thống mạch máu làm cho hệ thống mạch máu bị xơ vữa và dễ bị vỡ hoặc bị dò. Khi có tác động nhẹ như có một cơn tăng huyết áp hoặc có những tác nhân từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, rối loạn mỡ máu, tiểu đường cộng với nền tảng hút thuốc lá rất dễ dẫn đến bị đột quỵ”.
Bác sĩ Huỳnh Kim Phương – Trưởng khoa Nội tim mạch, Lão khoa BVĐK Vĩnh Long chia sẻ: “Trong khói thuốc lá có khoảng hơn 7.000 chất trong đó gần 70 chất gây ung thư. Điều này gây tổn thương rất nhiều dễ gây bệnh ung thư, bệnh lý viêm đường hô hấp, tim mạch, sức khỏe sinh sản và chuyển hóa trong cơ thể”.
Bác sĩ Huỳnh Kim Phương – Trưởng khoa Nội tim mạch, Lão khoa BVĐK Vĩnh Long
Với nhiều người đây không phải là những con số quá mới mẻ. Tuy nhiên không ít người vẫn cứ thờ ơ, chỉ khi nào đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, phải chiến đấu với cái chết để giành giật sự sống từng phút, từng giây thì mới nhận ra những tác hại khôn lường của khói thuốc lá.
Khi sức khỏe còn sung mãn thì những hậu quả mà làn khói thuốc lá mang đến gần như đều bị những người trẻ phớt lờ, thậm chí nhiều người cha, người anh trong gia đình vẫn cứ thản nhiên phì phèo thuốc lá ngay trước mặt con cháu của mình. Dẫu biết tác hại của việc làm này là không hề nhỏ nhiều người dù hiểu rõ điều đó nhưng sửa sai thì vẫn là điều hiếm thấy. Có lẽ tất cả những hình ảnh mà người hút được tận mắt chứng kiến trong thực tế hoặc xem qua báo đài về những tác hại ghê gớm của khói thuốc lá vẫn không đủ chiến thắng được cảm giác thèm thuốc lá. Cứ như thế việc cầm điếu thuốc lá trên tay và hút ở bất cứ đâu vẫn diễn ra bình thường như thói quen khó mà thay đổi.
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP. HCM chia sẻ “Khi xảy ra đột quỵ được bác sĩ đưa ra những lời khuyên, có một số bệnh nhân chấp nhận bỏ thuốc, một số khác bệnh nhân kiên trì đeo bám hành vi hút thuốc lá và hậu quả làm cho tình trạng bệnh đột quỵ tái phát ngày càng tăng nếu chúng ta không có biện pháp điều trị những yếu tố nguy cơ”.
Ra đời từ năm 2012 luật phòng chống tác hại của thuốc lá cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc giảm thiểu nhu cầu sử dụng thuốc lá nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có liên quan tới thuốc lá. Thế nhưng cho tới nay đã hơn 4 năm có hiệu lực thi hành mà hiệu quả văn bản luật này mang lại thật sự rất khiêm tốn với tỷ lệ người hút thuốc lá mới chỉ giảm được 2%. Thực trạng này một phần là do ý thức người dân chưa cao cùng với sự buông lỏng công tác đôn đốc kiểm tra và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định cũng là nguyên nhân khiến cho những quy định cấm chưa phát huy được tính hiệu quả. Những quy định về việc xử phạt người hút thuốc lá ở những nơi bị cấm tuyệt đối như cơ sở y tế, trên phương tiện giao thông công cộng… gần như chỉ thực hiện đến khâu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nên những hình ảnh hút thuốc vẫn diễn ra phổ biến.
Bác sĩ CKI Tô Văn Dứt – Phòng hành chính quản trị - Tổ chức cán bộ BVĐK Vĩnh Long chia sẻ: “Vấn đề xử phạt đối với người hút thuốc lá bệnh viện chỉ có treo biển cấm và nhắc nhở chứ chưa thực hiện xử phạt. Bởi lẽ vấn đề xử phạt hút thuốc lá thuộc thẩm quyền của thanh tra Sở y tế”.
Trong số 600.000 người tử vong do hút thuốc lá thụ động mỗi năm thì có 64% là phụ nữ, 24 % bệnh nhân tử vong vì ung thư phổi chưa 1 lần hút thuốc lá. Theo kết quả kiểm tra của Bộ y tế hiện nay tỷ lệ người hút thuốc lá thụ động tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Với tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong nhà là hơn 62%, nơi làm việc là 42,6%, trên các phương tiện giao thông công cộng là 19,4%. Tại các cơ sở chăm sóc y tế là 18,4% và 16% ở các trường đại học cao đẳng. Theo cảnh báo của ngành chuyên môn thì khói thuốc lá có thể ảnh hưởng trong phạm vi từ 7 - 10 mét. Các chất độc hại bám lại phải mất tới 6 tháng mới phân hủy hoàn toàn vì vậy việc hút thuốc lá tại nhà sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh của những thành viên trong gia đình càng cao đặc biệt là trẻ nhỏ. Đó cũng chính là lý do khiến cho Việt Nam đứng trong 4 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Cứ 6,5 giây lại có một người chết vì thuốc lá. Chưa dừng lại ở đó mỗi năm nước ta mất 22.000 tỷ cho việc mua thuốc lá và hơn 23.000 tỷ đồng cho chi phí điều trị những loại bệnh có liên quan tới thuốc lá do mất khả năng lao động bởi thuốc lá mang lại. Thiệt hại là vậy nhưng nhiều người vẫn tiếp tục thờ ơ với sức khỏe, tính mạng của bản thân và những người thân trong gia đình.
Bác sĩ Huỳnh Kim Phương – Trưởng khoa Nội tim mạch, Lão khoa BVĐK Vĩnh Long cho rằng: “Việc hút thuốc lá cần dừng lại ngay bây giờ vì sức khỏe của bản thân mình, của người thân trong gia đình, của cả cộng đồng cũng như sức khỏe của thế hệ mai sau”.
Hút thuốc lá là thói quen do chính chúng ta tạo nên và thay đổi thói quen này là điều không dễ dàng nhưng hoàn toàn có thể thực hiện mà không cần đến sự vào cuộc của các ngành chức năng. Hãy thay đổi nhận thức ngay từ bây giờ để cứu sinh mạng của chúng ta và của những thành viên trong gia đình trước khi mọi việc trở nên quá muộn. Cai thuốc lá Thanh Nghị sẽ đồng hành và giúp người nghiện thuốc lá chiến thắng trong chiến dịch bỏ thuốc lá của mình.